
2. Trung Quốc
GDP 2012 (ngang giá sức mua): 12.170 tỷ USD
Tăng trưởng GDP năm 2012: 7,8%
GDP bình quân 2012: 6.091 USD
Lãnh đạo mới của Trung Quốc đã tuyên bố chấp nhận tăng trưởng thấp để tái cân bằng nền kinh tế. Nước này đang chuyển từ tăng trưởng dựa vào đầu tư, xây dựng, công nghiệp nặng và xuất khẩu sang dựa vào tiêu dùng. GDP quý II của Trung Quốc tăng chậm quý thứ hai liên tiếp. Tháng trước, World Bank cũng hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc từ 8,4% xuống 7,7%.

3. Ấn Độ
GDP 2012 (ngang giá sức mua): 4.793 tỷ USD
Tăng trưởng GDP năm 2012: 3,2%
GDP bình quân 2012: 1.489 USD
Ấn Độ là một trong 5 quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Tuy vậy, sự sùng bái vàng của người dân đã khiến đồng rupee nước này mất giá 10% mỗi năm suốt hai thập kỷ qua, thâm hụt tài khoản vãng lai gấp đôi mức an toàn và kinh tế ngày càng tăng trưởng chậm. Ấn Độ cũng bị World Bank hạ dự báo tăng trưởng xuống 5,7%, từ 6,1% trước đó.

4. Nhật Bản
GDP 2012 (ngang giá sức mua): 4.490 tỷ USD
Tăng trưởng GDP năm 2012: 1,9%
GDP bình quân 2012: 46.720 USD
Sau cuộc họp chính sách tuần trước, Ngân hàng trung ương Nhật Bản nhận định kinh tế nước này đang hồi phục đúng hướng. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Thủ tướng Shinzo Abe đã giúp tín dụng tháng 6 của nước này tăng mạnh nhất 4 năm. Nhật cũng thoát khỏi đợt khủng hoảng cuối năm 2012, khi GDP quý I tăng 4,1% so với cùng kỳ.

5. Nga
GDP 2012 (ngang giá sức mua): 3.380 tỷ USD
Tăng trưởng GDP năm 2012: 3,4%
GDP bình quân 2012: 14.037 USD
Nga đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ 2009 do khủng hoảng châu Âu kìm hãm xuất khẩu. GDP của Nga được dự đoán chỉ tăng 2,4% năm nay, theo Bộ Kinh tế, giảm mạnh so với số liệu ước tính trước đó là 3,6%. Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố kế hoạch chi 14 tỷ USD để hồi sinh nền kinh tế nước này.

6. Đức
GDP 2012 (ngang giá sức mua): 3.307 tỷ USD
Tăng trưởng GDP năm 2012: 0,7%
GDP bình quân 2012: 41.514 USD
Tăng trưởng GDP tại quốc gia đầu tàu khu vực đồng euro đã chậm lại đáng kể những năm gần đây, từ 4,2% năm 2010 xuống còn 0,7% năm ngoái. Nhu cầu trong nước năm 2013 được dự đoán vẫn vững, nhờ lạm phát và lãi suất thấp, trong khi lương tăng lên. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất đối với nước này lại là sự tăng trưởng trì trệ của các đối tác thương mại trong eurozone và Trung Quốc.
Kinh tế Việt Nam lớn thứ 42 thế giới

7. Brazil
GDP 2012 (ngang giá sức mua): 2.365 tỷ USD
Tăng trưởng GDP năm 2012: 0,9%
GDP bình quân 2012: 11.340 USD
Như các nước BRICS khác, đà tăng trưởng kinh tế của Brazil cũng bắt đầu chậm lại những năm gần đây. Cuối tháng trước, ngân hàng trung ương nước này đã nâng dự báo lạm phát năm nay lên 6%, từ 5,7% trước đó, do giá cả liên tục leo thang. Đồng thời hạ triển vọng tăng trưởng từ 3,1% xuống 2,7%.
8. Pháp
GDP 2012 (ngang giá sức mua): 2.354 tỷ USD
Tăng trưởng GDP năm 2012: 0%
GDP bình quân 2012: 39.772 USD
Nền kinh tế lớn thứ hai eurozone đang ngày càng chìm sâu vào suy thoái khi tăng trưởng âm 0,2% trong quý I do cả đầu tư và xuất khẩu đều yếu. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính nước này còn hy vọng họ có thể tăng trưởng 0,1% năm nay.

9. Anh
GDP 2012 (ngang giá sức mua): 2.264 tỷ USD
Tăng trưởng GDP năm 2012: 0,3%
GDP bình quân 2012: 38.514 USD
Đầu năm nay, nợ công Anh đã chạm mốc 73,8% GDP, khiến xếp hạng tín nhiệm "vàng" Aaa cũng bị Moody’s hạ xuống một bậc. Đầu tháng này, tân thống đốc Anh - Mark Carney đã bắt đầu nhiệm kỳ mới với nhiệm vụ vừa kiềm chế lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng.

10. Mexico
GDP 2012 (ngang giá sức mua): 2.015 tỷ USD
Tăng trưởng GDP năm 2012: 3,9%
GDP bình quân 2012: 9.742 USD
Quốc gia Nam Mỹ đã tăng trưởng âm tới 6% năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy vậy, những năm gần đây, Mexico phát triển tương đối ổn định với 3,9% trong cả 2011 và 2012.
(Còn tiếp)
Thùy Linh tổng hợp
(vnexpress.net)