Showroom sản phẩm

Tết Việt và những tập tục từ ngàn xưa

Sự kiện đầu tiên chính thức báo hiệu mùa Tết Nguyên Đán bắt đầu là lễ tiễn đưa ông Táo về Trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Ắt nghĩ người Việt ta từ Bắc chí Nam đã không còn lạ lẫm với hình ảnh ông Táo cưỡi cá chép bay về Trời để chầu Ngọc Hoàng và báo cáo tình hình năm vừa qua của gia chủ. Do vậy, ngoài bánh thèo lèo và giấy tiền vàng mã cúng ông Táo thì không thể thiếu đôi cá chép. Sau khi cúng xong, cá được phóng sanh nhằm góp thêm nét đẹp ngày Tết – nét đẹp của lòng từ bi.

Ngày 24 tiếp theo được xem là lễ tảo mộ. Vào ngày này, con cháu mua giấy tiền cùng xôi thịt, bánh trái lên cúng mộ ông bà đồng thời phát quang rẫy cỏ, dọn dẹp khu mộ cho tươm tất và sạch sẽ trước thềm năm mới.

Ngày 25 là lễ cúng đưa chư thiên về Trời như thần tài thổ địa, mẹ sanh mẹ độ, đức quan công…Tuỳ theo mỗi nhà, nhà nào thờ thần nào thì sẽ mua bộ giấy tiền vàng mã tương ứng để cúng.

Tiếp đó, trưa 30, khi mọi công đoạn dọn dẹp chuẩn bị đón Tết gần như hoàn thành thì đồng thời mỗi nhà phải bày biện một mâm cơm cho lễ rước. Trước là rước chư thiên về ngự trong năm mới, bao gồm cả ông Táo, Thần Tài Thổ Địa…sau là rước ông bà về sum họp cùng con cháu đón giao thừa và lưu lại dương gian trong 3 ngày Tết. Có thể nói, đêm 30, đêm giao thừa hay còn gọi là đêm trừ tịch là thời khắc chuyển giao thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán. Khi ấy, con người bỏ lại sau lưng những buồn vui ngày cũ, hồ hởi và hy vọng một năm mới đủ đầy sung túc. Đó cũng là tinh thần “tống cựu nghênh tân” lạc quan trong mùa Tết cổ truyền.

Tuần tự sau đó, từ mồng một đến mồng 10 có các nghi lễ cúng kiến như:

- Sáng mồng 1 cúng Trời Phật.

- Mồng 2 cúng người khuất mặt khuất mày trong cửa trong nhà.

- Mồng 3 cúng ra mắt quan hành quân hành khiển. Ngoài ra trong cả ba ngày Tết, theo đúng tục lệ thì phải cúng cơm cửu quyền thất tổ, tức ông bà tổ tiên trong gia đạo, riêng ngày mồng 3, lễ cúng cơm cũng chính là lễ tiễn đưa ông bà trở lại Trời, chỉ khi dịp giỗ hoặc đến trưa 30 cuối năm mới lại đón ông bà về.

- Mùng 6 vía Thần Tài

- Mùng 8 cúng Sao Hội Nhị Thập Bát Tú

- Mùng 9 vía Ngọc Hoàng

- Mùng 10 cúng Thổ Địa Đất Đai và chính thức khép lại mùa Tết Nguyên Đán.

Có thể nói, phong tục cúng kiến là một phong tục đẹp không thể thiếu trong ngày Tết. Nó nhắc nhở chúng ta rằng Tết không của riêng ai mà còn là mối dây gắn kết giữa người với người, giữa con cháu với tổ tiên, người đang sống cũng như người đã khuất, là sự tương thích tâm linh giữa con người với tín ngưỡng của họ, bởi một điều đơn giản: cả đất trời vũ trụ như sống dậy trong thời khắc chuyển giao thiêng liêng, giữa khởi thủy và tận cùng đó.

hue.vnn.vn

Bài liên quan
Hệ thống đại lý
ĐỐI TÁC TRUYỀN THỐNG CỦA THIÊN QUANG FASHION
Hotline:
04.3650.1791 / 04.3873.6838
 
Bản quyền © CÔNG TY CỔ PHẦN THỜI TRANG THIÊN QUANG
Trụ sở chính: Số 21A Trần Phú, quận Ba Đình, Hà nội. Tel: (+84.4) 3 747 8275 / 3 873 6838 - Fax: (+84.4) 3650 1791
Email: contact@thienquang.com - http://www.thienquang.com - http://thienquang.com
Powered by: CIINS Design by: Webdesign.vn